Hoa cảnh hợp ngũ hành hay không?
Giữa hoa cảnh và vạn vật đều tồn tại "từ trường". Dưới tác động của từ trường, các hạt vi phân tử của các vật thể có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Câu ngạn ngữ "đồng khí bất tồn kim, tồn kìm, kim bất thuần", chính là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian. Nếu cất giữ vàng trong đồ đồng, lâu ngày vàng sẽ không còn thuần chất, mà đồ đồng lại có chứa vàng. Tương tự, hoa cảnh hóa đá cũng không phải do nhiệt độ và khí áp dẫn đến, mà là do khí trường nham thạch gây ra. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã từng bước làm sáng tỏ nghi vấn này. Năm 1988, các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện xung quanh các vật thể đều có trường phân tử, cơ thể con người, vật kiến trúc và hoa cảnh đều có. Từ trường giữa hoa cành mạnh hay yếu được quyết định bởi tình trạng sinh khắc chế hóa, điếu này có thể dùng lý niệm ngū hành của Trung Quốc để điều chỉnh. Sử dụng ngū hành của hoa cảnh để trang trí không chỉ quan tâm đến tính mỹ quan mà còn phải chú ý đến tính chức năng của nó. Nếu bố trí thích đáng thì có thể điều chỉnh môi trường, điểu chỉnh tâm tình và bảo dưỡng cơ thể. Như các khu vườn được xây gần nước, nếu dùng để điều tiết bộ phận thận của cơ thể thì có thể trang trí thêm bằng các hoa cảnh "màu đen" (độ sáng thấp) như tùng bách, nho, sen khô...; nếu dùng để điều tiết thần kinh và tim thì có thể trồng các hoa cảnh màu đỏ thuộc hỏa trong ngũ hành, như: cây lựu, cây bông gòn, cây tượng nha hồng, cây phong, cây dâu đỏ, cây hồng thiếc, cây la lết...; nếu dùng để điểu trị bộ phận phổi, có thể đặt thêm các hoa cảnh màu vàng thuộc thổ trong ngũ hành, như: hoa linh tiêu, lài vàng, quế vàng, cúc vàng, chuông vàng, hồng vàng... Sự tương sinh tương khắc giữa các loài hoa cảnh rất phổ biến, những người làm vườn chuyên nghiệp có lē không lạ gì với điều này, ví dụ như trồng nho bên cạnh cây tùng sẽ không ra trái, còn trồng bên cây du sẽ cho ra trái chua.
Giữa hoa cảnh và người cũng tồn tại mối quan hệ sinh khắc. Do đó không được trồng cây bách cạnh nhà thai phụ, vì mùi của cây sẽ gây nôn mửa. Ca dao có câu "dung thụ (cây đa) bất dung nhân", khí trường của rễ cây đa bất lợi đối với con người, không nên trồng gần nhà. Và không nên nằm ngủ dười giàn nho, vì khí trường không có lợi cho cơ thể con người. Ca dao có câu "đông trồng đào liễu, tây trồng du; nam trồng mai táo, bắc hạnh lê", lại có câu "sau nhà có du, trăm quỷ di dời", "lan trắng trống trước nhà, hương thơm tỏa khắp nơi, "Hướng dương quả lựu đỏ̉ như lửa, râm tới quả mận chua rớt hàm". Nhà thơ Đào Uyên Minh thời Đông Tấn đã để thơ lên nhà của mình rằng: "Du liễu âm hậu thiềm, đào lý la đài tiền" (cây du cây liễu trồng ở hiên nhà sau, cây đào cây lý trồng ở sân trước)... Có rất nhiều ca dao, thơ văn, và cả truyền miệng đã chỉ ra sự thích hợp hay không thích hợp giữa môi trường và hoa cảnh, được đúc kết kinh nghiệm từ quan hệ sinh khắc mà chúng ta nên nghiên cứu để học hỏi.
Viết bình luận